hotlineĐường dây nóng: 0978870287

Emailchonggia389@gmail.com

Trang chủ »

Tin tức - Sự kiện

Thăm và tặng quà cho người khuyết tật

23/01/2025

Nhân dịp đón Têt cổ truyền Ất Tỵ 2025, vừa qua đại diện Trung tâm dạy nghề (thuộc Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và Người Khuyết tật Việt Nam) đã đến thăm và tặng quà cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp Kymviet, có trụ sở tại phường Trung Văn, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Với đa số thành viên là người khuyết tật, Cơ sở sản xuất KymViet được thành lập vào cuối tháng 12/2013, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu được làm từ vải các loại, sản phẩm chủ yếu là đồ chơi trẻ em, đồ trưng bày, quà tặng lưu niệm, cùng nhiều sản phẩm phong phú khác.

 Các thành viên Kymviet say mê làm việc

Trao đổi với lãnh đạo Kymviet, bà Triệu Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm dạy nghề cho biết: Những món quà có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà đoàn trao cho cơ sở lần này đến từ các nhà tài trợ như: Mạng Xã hội Nhật ký cuộc sống (Vdiarybook), Nước mắm Sơn Thơm Ba Làng Thanh Hóa, Hộ kinh doanh KCB Food Nguyễn Thị Phượng. Đây là những đơn vị đã nhiều năm đồng hành trong công tác xã hội, từ thiện và nhân đạo của Hiệp hội và Trung tâm.

Cũng theo bà Triệu Thị Hoa, theo thông lệ, cứ mỗi dịp tết đến xuân về thì Hiệp hội, Trung tâm đều đến thăm hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh có người yếu thế, người khuyết tật tham gia, nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ động viên mọi người có thêm động lực để cố gắng phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước…

Sản phẩm tinh xảo của Kimviet

Chân thành cảm ơn đoàn, anh Phạm Việt Hoài, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty KymViet cho biết: bản thân anh cũng là một người khuyết tật, nên rất thấu hiểu khó khăn và cuộc sống của người khuyết tật. Họ luôn mong muốn tìm được một công việc phù hợp với khả năng và môi trường làm việc tốt, để lao động, tạo cuộc sống ổn định, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đó là lý do để anh quyết định thành lập KymViet, với mong muốn được làm điều gì đó giúp cộng đồng người khuyết tật. Xưởng sản xuất của Kymviet hiện tại có 30 công nhân, chủ yếu là nữ. Trải qua thời kỳ đầu với rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và cộng đồng, xã hội, cộng với sự nỗ lực vươn lên của toàn thể các thành viên, đến nay, sản phẩm của KymViet đã được đón nhận của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

 Đoàn chụp ảnh lưu niệm với các thành viên Kimviet

được trao tặng nhiều giải thưởng, bằng khen. Đó chính là thành công nhất của KymViet. Anh Hoài cũng mong muốn mô hình của KymViet sẽ không chỉ dừng lại ở Hà Nội mà có thể phát triển thêm ở các địa phương khác để giúp cho người khuyết tật có công ăn việc làm và tạo lập cuộc sống.

Nhóm PV 

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận và chia sẻ bản tin này với bạn bè.

arrow